DI TÍCH LỊCH SỬ COTE 600

[rank_math_breadcrumb]

DI TÍCH LỊCH SỬ 600 – BA VÌ

Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Lợi dụng địa hình rừng núi hiểm trở, tường bao và nhà hầm khu biệt thự cũ, quân Pháp đã nhanh chóng biến khu nhà đổ nát, hoang phế thành một cứ điểm quân sự kiên cố, vững chắc mà chúng cho là “bất khả xâm phạm”. Cuối năm 1951, địch đã bố trí tại cứ điểm cốt 600 này một tiểu đoàn thiếu, gồm một đại đội Lê dương tăng cường và một đại đội Com-măng-đô biệt kích áo đen. Ngoài ra, để bảo vệ cho cứ điểm cốt 600 địch còn chốt một đại đội Com-măng-đô ở điểm cao 550, cách cốt 600 chừng 500m, án ngữ con đường độc đạo lên cốt 600.
                             
   Để đập tan âm mưu và kế hoạch Tát-si-nhi của thực dân Pháp, ngày 24/11/1951 Ban chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị nêu rõ: “Đây là cơ hội để ta đánh địch trên mặt trận Hòa Bình, trên các mặt trận khác và sau lưng địch”. Chấp hành chỉ thị của Trung ương Đảng, chiến dịch Hòa Bình đã được mở ra và việc tiêu diệt địch trên cứ điểm cốt 600 Ba Vì là một trận đánh quan trọng. Có tiêu diệt được cứ điểm này mới khống chế được quân Pháp ở Hòa Bình, Sơn Tây, ngăn chặn chúng trên đường số 6, đường 87, đường 89 và đường thủy sông Đà, tạo điều kiện chiến thắng trên toàn mặt trận. Nhiệm vụ quan trọng nặng nề này, Bộ chỉ huy chiến dịch Hòa Bình giao cho Trung đoàn 141 thuộc Đại đoàn 312 đảm nhiệm.Cứ điểm cốt 600 có tường xây bao quanh, tường cao hơn 2m, dày 0,5m có hàng rào dây thép gai và một số ụ súng trung đại liên. Ở cốt 550 là chốt dã chiến, trên căng vải bạt, phía dưới có ít vật cản và ụ súng.

   Để trận đánh đảm bảo chắc thắng, Trung đoàn xin thêm một ngày chuẩn bị. Hơn nữa, ngày cuối năm địch thường chủ quan, sơ hở nên nổ súng vào ngày 30/12 vẫn tốt hơn. Thêm một ngày vàng ta chuẩn bị tốt hơn về mặt vật chất, tinh thần và biên chế lại đơn vị chiến đấu.17 giờ 30 ngày 30/12/1951, các đơn vị đã bí mật tập kết trên sườn núi Ba Vì được lệnh xuất kích, bí mật tiếp cận địch. Khoảng 23 giờ 30, Đại đội 241 và Đại đội 243 thuộc Tiểu đoàn 11 đã áp sát cứ điểm 550. Sau khi xác định đúng vị trí địch, hàng loạt thủ pháo và tiểu liên bất ngờ giáng xuống đầu địch. Bị đánh bất ngờ nhưng chúng vẫn ngoan cố chống trả, phải sau 30 phút số sống sót mới xin đầu hàng.Khi súng ở chốt 550 vừa nổ, Đại đội 19 và Đại đội 20 thuộc Tiểu đoàn 16 nhanh chóng vượt qua, rồi cứ thế theo đường cái độc đạo xông thẳng vào cổng chính cứ điểm cốt 600.Đã hai lần Đại đội 19 và Đại đội 20 tiến công vào cổng chính nhưng vẫn không vào được cứ điểm. Cuộc chiến đấu giằng co ác liệt. Thời gian trôi nhanh. Đã gần 3 giờ sáng mà quân ta chưa vượt được tường rào, chưa vào được bên trong cứ điểm. Lại thêm địch từ Đá Chông, Sơn Tây bắn yểm trợ – nhưng đạn pháo chỉ rơi vào sườn dốc quanh cứ điểm, không gây ảnh hưởng gì cho cả hai bên.Trước tình hình đó, Trung đoàn chỉ thị cho đồng chí Chu Phương Đới chấn chỉnh lực lượng và điều thêm Đại đội 245 (dự bị) vào chiến đấu, nhanh chóng giải quyết trước khi trời sáng. Giữa lúc đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp Tư lệnh chiến dịch điện xuống Trung đoàn động viên cán bộ chiến sĩ nhanh chóng tiêu diệt cụm cứ điểm cốt 600 Ba Vì.

Được tiếp thêm tinh thần và lực lượng, bộ đội ta tập trung thu hút địch ở cổng chính, khiến cho chúng sơ hở ở sườn rồi dùng một lực lượng đặc biệt tiến công hai bên sườn. Những chiếc thang áp sát vào bờ tường. Tiểu đội trưởng Phạm Văn Ngôn và các chiến sỹ Tỷ, Bệ, Cẩm, Sơn, Vinh cùng leo lên tường vào trong cứ điểm. Hàng loạt thủ pháo, lựu đạn, tiểu liên, trung liên giáng xuống đầu địch. Cổng chính đã được mở, bộ đội ta tràn vào. Quân địch hoảng sợ chui xuống tầng hầm chống cự, mãi sau mới chịu ra hàng.5 giờ sáng ngày 31/12/1951, ta hoàn toàn làm chủ trận địa, tiêu diệt 120 tên (70 tên lê dương, 50 lính ngụy), làm bị thương 32 tên, bắt sống 130 tên (50 tên lê dương, 80 lính ngụy), thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng.

Vào 7 giờ ngày 1/1/1952, từ Sở chỉ huy chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp điện khen ngợi Trung đoàn đã lập công xuất sắc, chiến thắng oanh liệt. Đại tướng báo tin vui: Bộ Tư lệnh quyết định tặng danh hiệu Ba Vì và Huân chương Quân công hạng Ba cho Trung đoàn 141.Trong một thời gian ngắn, nếu không tính thời gian chuẩn bị, trinh sát, chỉ tính từ khi tiếng súng đầu tiên nổ vào chốt điểm 550 đến khi tiếng súng cuối cùng tiêu diệt địch ở cứ điểm 600 là hơn 5 tiếng đồng hồ, toàn bộ cụm cứ điểm trên núi Ba Vì đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Đây là một trận đánh tiêu biểu cho sự sáng tạo cách đánh “mật tập” của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng. Chiến dịch Ba Vì cắt đứt hoàn toàn đường vận chuyển trên sông Đà của thực dân Pháp, làm rung chuyển phòng tuyến sông Đà, địch mất đường tiếp tế, mất chỗ dựa kiên cố, mất con mắt viễn vọng, phải rút khỏi các vị trí Đá Chông, Thủ Pháp, Chẹ, Mỹ Khê… Ta mở rộng khu giải phóng, uy hiếp đường số 6, tạo điều kiện cho chiến dịch Hòa Bình thắng lợi vẻ vang.

Đến nay đã hơn 50 năm, địa điểm chiến thắng trên cốt 600 Ba Vì cỏ mọc um tùm, lau sậy san sát. Thời gian qua đi, nhưng dấu tích lịch sử vẫn còn đó. Con đường, nền móng cổng chính, nền móng bờ tường, rồi hầm ngầm, đường ngầm… vẫn còn nguyên gốc. Đó là những dấu son ngời sáng trong trang sử hào hùng của quân và dân ta. Năm 2001, UBND tỉnh Hà Tây đã có quyết định xếp hạng di tích lịch sử đối với cứ điểm cốt 600 Ba Vì. Đây là hành lang pháp lý bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.

♦ Add: Tản Lĩnh - Ba Vì - Hà Nội
♦ Hotline: 0966173119
♦ Facebook: Vườn Quốc gia Ba Vì
♦ Email: bavinp.tour@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *